Trường hợp hy hữu đặc biệt vừa được điều trị thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội : Sản phụ bị vỡ tử cung nhưng vẫn cứu được cả mẹ và thai nhi, đặc biệt vẫn bảo tồn tử cung người mẹ.

Ở tuần 24 của thai kỳ, sản phụ T.T.V.A (21 tuổi, ở Phú Thọ) có dấu hiệu đau bụng dữ dội, vỡ ối, khi đó bào thai mới chỉ có 600g.

Qua hai lần đi khám, một lần tại cơ sở y tế gần nhà, một lần tại một bệnh viện quốc tế đều nhận chỉ định đình chỉ thai vì hết sạch nước ối, không truyền ối được và chẩn đoán thai bất thường.

Không từ bỏ hy vọng, gia đình tìm tới Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Sau thăm khám, các bác sĩ nghĩ đến trường hợp vỡ tử cung gây hết nước ối, chứ không phải vỡ ối như các ca bệnh thông thường.

Dự kiến 1 tuần nữa, bé sẽ được xuất viện. Sim Nguyễn
Dự kiến 1 tuần nữa, bé sẽ được xuất viện. Sim Nguyễn

Ê

kip gồm PGS.TS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng các bác sĩ khoa A4 thực hiện truyền ối để nuôi thai. Các bác sĩ tiến hành lấy nước ối để kiểm tra bộ nhiễm sắc thể của thai nhi, kết quả hoàn toàn bình thường.

Sau khi được truyền ối lần 1, tình trạng nước ối lại cạn kiệt như trước. Do xác định chắc chắn đây là ca vỡ tử cung và thấy thai nhi vẫn phát triển bình thường, cộng với sức khoẻ của sản phụ rất tốt nên các bác sĩ và gia đình quyết tâm truyền ối lần 2 đồng thời dùng thuốc tốt nhất để tử cung sản phụ không co, hạn chế nhiễm trùng cho mẹ. Bên cạnh đó, sản phụ được tư vấn chế độ dinh dưỡng đảm bảo tăng cân cho thai nhi.

Quyết tâm ấy đã giúp thai nhi như hồi sinh, được nuôi giữ bằng tất cả phương pháp tiến bộ nhất. Đến 31 tuần, cân nặng từ 600g tăng lên 1500g, các bác sĩ quyết định mổ đẻ để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ suy thai. Một bé trai khỏe mạnh, hồng hào cất tiếng khóc chào đời. Sau khi lấy thai, vết vỡ ở đáy tử cung của mẹ dài hơn 2cm đã được khâu lại.

Sau phẫu thuật, sản phụ sức khỏe ổn định đã được chỉ định xuất viện. Vì sinh non tháng nên em bé được tiếp tục chăm sóc và theo dõi sát sao tại khoa Sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Dự kiến 1 tuần nữa có thể xuất viện.

PGS.TS Nguyễn Duy Ánh chia sẻ: "Chúng tôi đã phải “cân não” nên hay không chọn giải pháp an toàn. Nếu chọn giải pháp an toàn thì rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần đình chỉ thai nghén, xử lý phần tử cung người mẹ. Thế nhưng, nếu như thế thì người phụ nữ này có thể sẽ mãi mãi mất cơ hội làm mẹ và đứa trẻ cũng không bao giờ được chào đời mặc dù thai nhi phát triển khoẻ mạnh, bình thường. Vì thế, chúng tôi đã không lựa chọn con đường an toàn. Cũng phải nói thêm, niềm tin tưởng của gia đình thai phụ vào Bệnh viện đã cho thầy thuốc chúng tôi thêm động lực, đưa ra quyết định đến thời điểm này là phù hợp và đúng đắn”.

Lệ Hà

Sản phụ nhiễm nCoV được mổ bắt con Sản phụ nhiễm nCoV được mổ bắt con
Kỳ tích của “chiến sỹ áo trắng” 2 lần giành lại sự sống cho sản phụ Kỳ tích của “chiến sỹ áo trắng” 2 lần giành lại sự sống cho sản phụ

/ laodong.vn