Những ngày qua, nắng nóng gay gắt ở Hà Nội và các tỉnh Bắc - Trung bộ khiến nhiệt độ không ngừng gia tăng, khiến chỉ số tia cực tím (tia UV) tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo các bác sĩ, tia UV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống như: tổng hợp vitamin D, chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên, bức xạ cực tím UV và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời cũng rất nguy hại khi con người ở ngoài trời lâu, đặc biệt là thời điểm chỉ số UV tăng cao (thường từ 10 – 15 giờ hàng ngày), có thể gây nên một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…

Tia UV có 3 loại: A, B, C, trong đó bức xạ có bước sóng từ 315-380nm thuộc loại A, bức xạ có bước sóng 280-315nm thuộc loại B, bức xạ từ 100-280nm thuộc loại C.

Tia UV loại A có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da, trong khi đó tia loại B có thể gây say nắng, tổn thương hoặc làm đen da. Thông thường, con người tiếp xúc phần lớn với tia loại A (khoảng 90%), tiếp đó là tia loại B (khoảng 10%).

Nguy hiểm nhất là tia UV loại C có thể gây ung thư da, tuy nhiên tầng ozon đã chặn lại trước khi chúng vào khí quyển Trái đất.

Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của tia UV:

Mặc trang phục chống nắng

can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong

Bạn nên chọn những loại vải dày và có tỷ lệ Cotton cao, vừa giúp phòng chống tác hại của tia tử ngoại, vừa dễ dàng thấm hút mồ hôi cũng như hạn chế dịch tiết trên bề mặt da.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn áo chống nắng màu sáng, đông thời thoa một lớp kem chống nắng để bảo vệ da, giảm khả năng hấp thụ nhiệt của áo khi đi dưới trời nắng nóng.

Đeo kính râm

can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong

Mắt người cũng là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ tổn thương với tia UV nếu không được bảo vệ đúng cách.

Do đó, nếu phải đi ngoài trời nắng gắt, nhất là khi đi xa, bạn nên đeo kính có khả năng chống cả tia UV loại A và loại B.

Trước khi mua kính, cần kiểm tra kính có ghi chỉ số chống tia UV hay không, nếu có thì xem tỉ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm theo tiêu chuẩn UV ANSI để cân nhắc lựa chọn.

Đồng thời, kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt, vừa giúp cản tia UV vừa giúp bảo vệ mắt khỏi gió, bụi.

Sử dụng kem chống nắng

can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong

Kem chống nắng thường có các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (viết tắt là: SPF), có khả năng chống lại tia UV.

Chỉ số SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da. Nếu bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài, tốt nhất bạn nên chọn loại phổ rộng (Broad Spectrum) để bảo vệ làn da khỏi tia UV đồng thời ở cả 2 loại A và B.

Cần lưu ý bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài trời. Kem chống nắng chỉ có tác dụng 2-3 tiếng, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem. Đặc biệt, cần bôi lại kem chống nắng sau mỗi 30-60 phút khi hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hoặc ở dưới nước.

Nếu để kem chống nắng trên da quá lâu mà không thoa lại sẽ càng dễ gây bắt nắng.

Uống đủ nước

can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong

Ngoài những cách bảo vệ da từ bên ngoài, bạn nên uống đủ nước giúp da khỏe hơn từ bên trong. Làn da có đủ độ ẩm là một trong những cách chống nắng hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và tăng khả năng chống nắng cho làn da, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng.

PV (th)

can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong Hà Nội nắng nóng, báo động về chỉ số UV
can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong Tia UV gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe con người?
can lam gi de phong tranh tia uv khi troi nang nong Dự báo thời tiết 6/6: Cảnh báo chỉ số tia UV ở mức cao

/ Nghề nghiệp và cuộc sống